Các đợt ICO năm 2018 đã dấy lên một đợt khủng hoảng, nhiều cuộc bán tháo của các nhà đầu tư dẫn đến giá của các đồng coin giảm mạnh. Trong hoàn cảnh này đòi hỏi một mô hình đầu tư mới để giải quyết các hạn chế này của ICO. Và IEO đã ra đời để khắc phục và làm bệ đỡ cho nền thị trường crypto phát triển hơn. Vậy cụ thể IEO là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của diplexcoin.com nhé!
IEO là gì?
IEO được viết tắt từ Initial Exchange Offering – là thuật ngữ chỉ sự huy động vốn ngoài cộng đồng thông qua việc chào bán những đồng token trên các thị trường tiền ảo. Thay vì mất nhiều thời gian gọi vốn, marketing thì các công ty này có thể đăng ký IEO để bán token trên sàn giao dịch tập trung (CEX). Tuy nhiên các nhà phát hành mã token sẽ phải trả phí niêm yết cùng tỷ lệ phần trăm mã token đó bán được ở IEO. Đổi lại các đồng coin này sẽ được niêm yết trên sàn sau khi IEO kết thúc.
Trước khi lên sàn, các dự án đều được thẩm định kỹ càng để loại bỏ những chiêu trò lừa đảo, không minh bạch. Do đó các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn hơn khi quyết định lựa chọn IEO để đầu tư.
Sự khác nhau giữa IEO và ICO
Đây đều là 2 hình thức gọi vốn từ bên ngoài cộng đồng để phát triển dự án của mình. Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được hình thức tốt nhất để đầu tư đem lại hiệu quả cao thì trước hết cần phân biệt sự khác nhau giữa ICO và IEO.
Một số tiêu chí để phân biệt 2 dự án này như sau:
Tiêu chí |
IEO |
ICO |
Hình thức chào bán | Sàn giao dịch tập trung | Website của dự án |
Phí giao dịch | Theo quy định của sàn | Không mất phí |
Rủi ro | Thấp | Cao |
Marketing | Sàn giao dịch | Nhà phát triển |
KYC | Chỉ cần KYC 1 lần trên sàn giao dịch | Mỗi dự án cần KYC 1 lần |
Sàng lọc, đánh giá | Có | Không |
Ưu – Nhược điểm của IEO
Các dự án của IEO thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư tham gia, để tìm hiểu chi tiết hơn về IEO chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu các ưu – nhược điểm của hình thức này.
Ưu điểm
- An toàn: Sự uy tín chính là một trong số các ưu điểm chính của IEO. Các sàn giao dịch có nhiệm vụ đánh giá, nghiên cứu và thẩm định các dự án để đưa ra lựa chọn tốt nhất và loại bỏ các dự án thiếu tính minh bạch. Do đó các nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định bỏ vốn vào các dự án của IEO.
- Tăng người dùng trên sàn CEX: Khi các dự án của IEO được niêm yết thì các sàn giao dịch cũng sẽ thu hút được lượng lớn người dùng từ các chiến dịch quảng cáo. Nếu thành công và đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, tiếng tăm của sàn sẽ gia tăng nhưng nếu thất bại thì tiếng tăm của sàn cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Cơ hội tăng trưởng: Một khi đồng token được sàn CEX niêm yết chính thức thì mức độ tăng trưởng tăng giá của đồng token sẽ “phi mã” rất cao.
- Dễ phát triển dự án: Các công ty khởi nghiệp phát hành token cũng được hưởng lợi khi thực hiện IEO. Với hình thức này sẽ giúp các công ty quảng cáo dự án không mất phí như ICO. Bên cạnh đó, việc phát hành token trên IEO sẽ giúp các nhà phát triển tận dụng được lượng khách hàng tiềm năng đang giao dịch tại sàn.
Nhược điểm
- Quy trình nghiêm ngặt: Các sàn giao dịch luôn đặt tiếng tăm của mình lên trên hết, do đó các dự án muốn IEO phát hành sẽ phải đáp ứng các tiêu chí và trải qua quy trình nghiêm ngặt của sàn. Dự án nào không đáp ứng được các yêu cầu sẽ bị loại và rút lui khỏi IEO. Nếu sàn phát hiện bất kỳ điều gì mờ ám thì đồng token cũng bị loại bỏ.
- Chi phí cao: Nhược điểm chính của hình thức này ở chi phí niêm yết. IEO là giải pháp huy động nguồn vốn hiệu quả và an toàn hơn ICO, tuy nhiên các nhà phát triển sẽ phải trả một khoản chi phí khá cao cho sàn, điều này rất khó khăn đối với các công ty khởi nghiệp.
- Nhiều rủi ro: Khi bắt tay vào tham gia IEO, đội dự án bắt buộc phải chứng minh cho sàn giao dịch các tín hiệu tích cực từ dự án. Có như vậy thì tỷ lệ được niêm yết trên sàn cũng cao hơn. Tuy nhiên, nếu đội dự án đã bỏ vào rất nhiều tiền, xong không thể hoàn thành tiến độ công việc. Quy trình đánh giá và thẩm định của sàn giao dịch không cho phép đồng coin được niêm yết. Hậu quả sẽ là đội dự án mất tiền, nhà đầu tư mất niềm tin.
- Nguy cơ bị thao túng giá: Đây được cho là hạn chế lớn nhất của hình thức IEO bởi đồng token được phát hành theo hình thức này có nguy cơ bị đội dự án và các “cá mập” dễ dàng nắm giữ một lượng token lớn.
- Số người dùng hạn chế: IEO được quyền giới hạn người dùng, nếu sàn không có sẵn ở quốc gia nào đó, người dùng ở vị trí này sẽ tự động bị loại. Hiện nay một số quốc gia không thể tham gia vào các dự án IEO như Trung Quốc, Thái Lan, Venezuela, Iran,…
Các bước đầu tư IEO
Nếu bạn quan tâm đến hình thức IEO có thể tham khảo các bước đầu tư dưới đây:
Bước 1: Bạn thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu về các dự án IEO. Ví dụ, bạn có thể lên trang web icobench.com và coincodex.com để nghiên cứu dự án mình định đầu tư. Bên cạnh đó, bạn nên truy cập vào website của dự án để nghiên cứu. Lang thang trên các diễn đàn, hội nhóm để lắng nghe các phân tích từ chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bước 2: Bạn chỉ nên mua coin ICO tại các sàn giao dịch uy tín như Binance, Bitmax, Houbi,… Sau khi đã chọn được cho mình sàn giao dịch đáng tin cậy, các nhà đầu tư sẽ tiến hành đăng ký tài khoản và xác minh thông tin cá nhân. Quá trình này có thể diễn ra từ 3-5 ngày. Một số loại tiền mã hóa chấp nhận khi giao dịch như BTC, USDT, ETH hay đồng tiền mã hóa của sàn. Kế đến bạn tiến hành nạp tiền vào ví trong sàn giao dịch.
Bước 3: Tìm hiểu về thời gian bắt đầu và đặt giá thầu, chờ ngày mở bán và các đợt mở bán diễn ra.
Bước 4: Tiến hành đặt lệnh mua theo dự định.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản về IEO. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc IEO là gì, bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng cần xem xét ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư IEO để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!